Cựu quốc gia thành viên không có chủ quyền Quốc gia thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế

Iosif Stalin (trái) và Franklin D. Roosevelt (phải), Yalta tháng 2 năm 1945

Hiến chương ILO quy định khả năng gia nhập là thành viên Liên Hợp Quốc (nguyên khởi là thành viên Hội Quốc Liên) hoặc thông qua bỏ phiếu.[132] Trong lịch sử tồn tại trường hợp Thành phố tự do Danzig nằm dưới sự bảo trợ của Hội Quốc Liên nhưng do Ba Lan kiểm soát đối ngoại. Ngày 26 tháng 8 năm 1930, Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết Danzig không được tham gia ILO.[133] Ngược lại với phán quyết này, 3 quốc gia vẫn được công nhận là thành viên trước khi có chủ quyền.[98]

Cựu thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế là quốc gia không có chủ quyền
CờQuốc giaGiai đoạn không có chủ quyềnThông tin
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia28 tháng 4 năm 1954 – 25 tháng 12 năm 1991Tại Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Iosif StalinTổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt nhất trí Hoa Kỳ và Liên Xô, mỗi nước sẽ có thêm hai ghế trong tổ chức Liên Hợp Quốc sắp thành lập. Liên Xô đề cử Belarus Xô Viết và Ukraina Xô Viết vào Liên Hợp Quốc, giúp cho hai nước không có chủ quyền này giành được tư cách thành viên ILO.[18] Hoa Kỳ không bao giờ dùng đến ghế thêm này tại Liên Hợp Quốc.[134] Khi Liên Xô tan rã, BelarusUkraina là các quốc gia kế tục tư cách thành viên ILO.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina12 tháng 5 năm 1954 – 25 tháng 12 năm 1991
Namibia3 tháng 10 năm 1978 – 21 tháng 3 năm 1990Namibia được gia nhập là thành viên trọn vẹn thứ 136 năm 1978 theo đề nghị của Hội đồng Liên Hợp Quốc bất chấp khi ấy vẫn chưa phải là quốc gia độc lập.[135]